![]() |
Đại diện công ty iCheck (bên trái) và công ty cổ phần đầu tư QueenBee (bên phải) ký hết quyết định đầu tư. |
Buổi lễ ký kết quyết định đầu tư chính thức giữa công ty cổ phần iCheck và công ty cổ phần đầu tư QueenBee đã được diễn ra vào chiều 26/09/2016 với sự góp mặt của toàn thể ban lãnh đạo 2 công ty, hứa hẹn đánh dấu một bước chuyển mình vô cùng lớn cho ứng dụng giúp người tiêu dùng phần phòng tránh hàng giả, hàng kém chất lượng trên thị trường này.
Thông tin chi tiết về thoả thuận đầu tư trên chưa được tiết lộ nhưng chắc chắn sẽ góp phần gia tăng đáng kể giá trị của iCheck, cũng như thúc đẩy quá trình phát triển của ứng dụng này cả về phương diện kỹ thuật lẫn truyền thông.
iCheck là một phần mềm/ứng dụng trên di động dùng để kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ cũng như chất lượng các mặt hàng trên thị trường. ICheck với khả năng truy xuất thông tin từ mã vạch, QRcode dán trên sản phẩm nhanh, chính xác.
Ra đời vào tháng 8 năm 2015, sau hơn 1 năm vận hành và phát triển, iCheck đã thu hút gần 6 triệu người dùng trên cả nước với trung bình 700 nghìn lượt sử dụng ứng dụng mỗi ngày. Đây là một kết quả đáng ghi nhận đối với thành quả của một ứng dụng được phát triển 100% bởi những kỹ sư trẻ người Việt có chung niềm tin và khao khát về sứ mệnh “Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Việt”.
Quỹ đầu tư QueenBee trực thuộc Công ty cổ phần Đầu tư QueenBee với định hướng đầu tư chủ yếu vào các start-up công nghệ, không chỉ thuần đầu tư tài chính như các quỹ đầu tư khác, QueenBee còn hỗ trợ các bạn trẻ khởi nghiệp định hướng phát triển, xây dựng chiến lược sản phẩm lâu dài, bền vững. Với đội ngũ chuyên gia tài chính, công nghệ và quản trị kinh doanh Queen Bee cam kết sẽ sát cánh cùng doanh nghiệp khởi nghiệp để cùng xây dựng đội ngũ, hoàn thiện mô hình quản trị tinh gọn, hiện đại.
Ông Nguyễn Văn Hải – Chủ tịch Quỹ Đầu Tư QueenBee đã từng chia sẻ rằng ông và quỹ của mình rất muốn đóng góp vào những sản phẩm mang lại giá trị thực sự cho xã hội. Ông tâm sự: “Qua tìm hiểu tôi thấy sản phẩm Icheck mang trong mình hoài bão của một thế hệ trẻ mong muốn góp phần xây dựng một xã hội minh bạch, các bạn mong muốn đóng góp một phần sức lực, tâm huyết, trí tuệ của mình giúp xã hội tuyên chiến với hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng nên quyết định đầu tư cho Icheck đến với tôi rất nhanh chóng”. Ông cũng hy vọng với sự giúp đỡ của QueenBee, iCheck sẽ sớm đạt được sứ mệnh của mình tại Việt Nam, và xa hơn nữa là phát triển tại nhiều nước khác trên thế giới.
H.P.
" alt=""/>Ứng dụng iCheck được rót vốn từ quỹ đầu tư QueenBeeKết quả là một số lượng lớn giao dịch Bitcoin đã bị tồn đọng do phải mất hàng giờ, hoặc thậm chí là vài ngày để được xác nhận trên blockchain (bình thường chỉ mất 10 phút). Nếu muốn được giao dịch nhanh hơn, người dùng sẽ buộc lòng phải trả thêm một khoản phí khác.
Các nhà phát triển Bitcoin đã nhận thức được vấn đề này trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, việc tìm ra biện pháp giải quyết đã dẫn tới một cuộc tranh luận gay gắt và được ví như nội chiến giữa các nhà phát triển và "thợ mỏ" Bitcoin. Mâu thuẫn này đã dẫn tới nguy cơ Bitcoin có thể bị chia tách thành ít nhất là hai loại tiền ảo khác nhau trong đợt cập nhật phần mềm vào tháng 8 tới đây.
Điều may mắn là vào hôm thứ Năm vừa qua, cuộc nội chiến trong cộng đồng Bitcoin có thể cuối cùng đã chấm dứt khi một giải pháp có tên là "Kế hoạch cải tiến Bitcoin 91" hay còn gọi là BIP 91 đã được thông qua.
Để được thông qua, BIP 91 cần phải được đủ sự ủng hộ của các "thợ mỏ", những người thường xuyên xử lý các "khối" chứa dữ liệu giao dịch Bitcoin. Sự ủng hộ này được thể hiện bằng cách thêm một dữ liệu đặc biệt vào các "khối" tiền ảo. Vào đêm hôm 20/7 vừa qua, 90% số "khối" được giao dịch trên mạng lưới đã được ghi nhận là đều chứa dữ liệu ủng hộ BIP 91.
Cụ thể, BIP 91 là một kế hoạch để khuyến khích việc kích hoạt segwit (hay còn gọi là Segregated Witness), một loại mã hóa cải tiến được hứa hẹn sẽ tăng tốc độ giao dịch của Bitcoin. Ngoài ra, BIP 91 sẽ tăng gấp đôi kích thước của một "khối", từ 1 MB lên 2 MB. Nhờ vậy, Bitcoin sẽ được giao dịch một cách nhanh chóng với số lượng nhiều hơn. Tuy nhiên, mục tiêu chính của BIP 91 là giúp ngăn chặn nguy cơ Bitcoin bị chia tách.
Nguy cơ bị chia tách của Bitcoin đã được nhắc tới từ tháng 2/2017 khi một người dùng đề xuất BIP 148 (Kế hoạch cải tiến Bitcoin 148) và được nhiều người ủng hộ cũng như phản đối. Về cơ bản, đây là kế hoạch ép buộc tất cả các "thợ mỏ" Bitcoin phải chuyển sang kích hoạt segwit, bất chấp họ có đồng ý hay là không.
Hạn chót để áp dụng kế hoạch BIP 148 là ngày 1/8. Sau ngày này, Bitcoin sẽ có hai phiên bản, một phiên bản sử dụng segwit và một phiên bản không sử dụng segwit. Thậm chí, những người ủng hộ kế hoạch BIP 148 đã gọi ngày 1/8 là "Ngày độc lập" (ám chỉ việc chia tách Bitcoin).
" alt=""/>BIP 91, kế hoạch vừa giúp Bitcoin tránh khỏi nguy cơ chia tách là gì?